Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Quy chế dân chủ năm học 2016-2017

PHÒNG GD&ĐT VĂN BÀN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS KHÁNH YÊN HẠ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY CHẾ

THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG

Năm học 2016 - 2017

(Ban hành kèm theo quyết định số        /QĐ ngày      tháng 9 năm 2016 của Hiệu trưởng trường THCS Khánh Yên Hạ)

 

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Mục đích thực hiện dân chủ trong nhà trường

Thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những điều đã quy định trong Luật Giáo dục, Quyết định 04/2000/QĐ-BGD&ĐT, ngày 01/03/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường theo phương châm “Dân biết - Dân bàn - Dân làm - Dân kiểm tra” và Thông tư 09/2009/BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện “3 công khai - 4 kiểm tra” ; thực hiện có hiệu quả các nội dung quy định trong Bộ Luật lao động, Luật Công đoàn 2012 và Nghị định 60/NĐ-CP ngày 19/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của cán bộ, công chức, viên chức, lao động và nâng cao trách nhiệm của Thủ trưởng, người đứng đầu trong nhà trường theo luật định; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lao động là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước.

Phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường

Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường phải gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở nhà trường; chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy vai trò của người đứng đầu (Thủ trưởng) và của các tổ chức đoàn thể quần chúng của nhà trường.

Dân chủ trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, lao động và quyền làm chủ của nhân dân, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường.

 

CHƯƠNG II

DÂN CHỦ TRONG NỘI BỘ NHÀ TRƯỜNG

 

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng

- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

- Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ trường học;

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

- Quản lí giáo viên, nhân viên; quản lí chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc kí hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định  của pháp luật;

- Quản lí học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, kí xác nhận học bạ; quyết định khen thưởng kỉ luật học sinh;

- Quản lý tài chính tài sản của nhà trường;

- Thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường;

- Chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra giáo viên theo quy định

          - Thực hiện chế độ trực 8 giờ/ ngày, thời gian quy định vào tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ bảy.

 - Thực hiện dân chủ trong quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường; trong quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động của nhà trường.

- Tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ, hàng tháng, hàng quý và học kỳ để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện trong thời gian tới của của nhà trường. Cuối năm học, tổ chức đánh giá tổng kết hoạt động của nhà trường tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức.

- Lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của cán bộ, công chức, viên chức. Thông báo công khai cho cán bộ, công chức, viên chức, lao động biết những việc được quy định tại Điều 5 của Quy chế này.

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng; xử lý và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; nếu thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong nhà trường thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường tổ chức đối thoại; tổ chức Hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức mỗi năm một lần theo quy định của Nhà nước

Thực hiện đối thoại giữa CB–CNV–GV với Ban giám hiệu vào các thời điểm:

Họp toàn thể hội đồng sư phạm đầu năm học

Họp Hội nghị cán bộ công chức vào tháng 9 hằng năm.

Họp Sơ kết học kỳ I (tháng 1 hằng năm)

Họp tổng kết năm học (tháng 5 hằng năm).

Nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người Ban giám hiệu và các thành viên trong nhà trường để xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại nơi làm việc;

- Xem xét, giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, lao động và kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân nhà trường; kịp thời báo cáo với cơ quan có thẩm quyền những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.

- Kịp thời xử lý người có hành vi cản trở việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường và người có hành vi trả thù, trù dập cán bộ, công chức, viên chức, lao động khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật.

- Khi Hiệu trưởng đi vắng, uỷ quyền điều hành theo phân công như sau: Hiệu trưởng - Phó hiệu trưởng- Chủ tịch công đoàn - các tổ trưởng chuyên môn – BT chi đoàn +  Tổng PT đội (lưu ý khi được uỷ quyền phải chịu trách nhiệm về việc được uỷ quyền và phải báo caó lại cho Hiệu trưởng)

2. Phó Hiệu trưởng:

           - Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công, bao gồm:

          + Công tác chuyên môn của nhà trường, bồi dưỡng phụ đạo giáo viên, học sinh. Phụ trách công tác lao động, HĐNG của nhà trường, công tác thư viện. Được uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ khi Hiệu trưởng giao cho lúc vắng mặt, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, cùng Hiệu trưởng chịu trách nhiệm với cấp trên, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

          - Trong trường hợp cấp bách có thể thay mặt Hiệu trưởng để giải quyết công việc xong phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã làm.

           - Thay mặt Hiệu trưởng đi dự các phiên họp của các đơn vị, cơ quan khác khi được Hiệu trưởng uỷ nhiệm.

           - Khi giải quyết công việc gặp vướng mắc phải báo cáo và đề xuất ý kiến giải quyết trước Hiệu trưởng.

- Thực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra giáo viên theo quy định.          

          - Thực hiện chế độ trực 8 giờ/ ngày, thời gian quy định vào tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ bảy.

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

          Điều 4: Các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, giáo viên, nhân viên:

          Tổ chuyên môn, tổ văn phòng bao gồm tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên được Hiệu trưởng biên chế và phân công nhiệm vụ.

1. Tổ trưởng tổ chuyên môn:   

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lí kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác;

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành;

- Có trách nhiệm quản lí giáo viên, nhân viên trong tổ, theo dõi ngày công trong tổ, phân công dạy thay, theo định mức giảng dạy và kê chế độ làm thêm giờ, giảng dạy ngoài trời hàng tháng của CBGV, NV, kiểm tra, thanh tra theo chế độ, quy định kiểm tra mỗi thành viên trong tổ ít nhất 1 lần /1 tháng.

          - Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác điều hành, quản lí chất lượng dạy, học, bồi thường chế độ cho giáo viên khi không thực hiện đầy đủ chế độ cho giáo viên trong tổ.

          - Chủ trì các phiên họp của tổ chuyên môn do mình phụ trách, đề xuất đánh giá thi đua hằng tháng của các thành viên trong tổ cho hội đồng thi đua.

          - Theo dõi và lập biên bản ghi nhớ các thành viên tổ mình vi phạm theo quy chế, không làm đúng chức trách nhiệm vụ của tổ chuyên môn. Có thái độ bao che thành viên của tổ mình khi vi phạm quy chế sẽ bị hiệu trưởng hạ một bậc thi đua trong tháng vi phạm.

- Tuân thủ phục tùng sự chỉ đạo đột xuất của thủ trưởng đơn vị.

2. Tổ văn Phòng:

2.1. Tổ trưởng tổ Văn phòng( Giáo viên đảm nhiệm)

- Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo hoạt động của tổ văn phòng

- Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về việc thực hiện nhiệm vụ của tổ văn phòng

2.2 Nhân viên Văn thư

- Xây dựng chương trình kế hoạch năm học của văn thư; chịu trách nhiệm cập nhật công văn đi, đến nhanh chóng chính xác.

- Thường xuyên cập nhật và lấy công văn các cấp qua mạng về đơn vị.

- Lưu trữ các loại văn bản, ấn phẩm của nhà trường, giữ con dấu, đóng dấu các loại văn bản và học bạ.

- Thực hiện nhiệm vụ chấm công hàng tháng

- Thực hiện các mẫu báo cáo nộp cấp trên theo quy định.

- Phô tô đánh máy văn bản của nhà trường khi được Hiệu trưởng phân công.

- Tuân thủ phục tùng  các chỉ đạo đột xuất của thủ trưởng đơn vị.

2.3 Nhân viên thư viện( Giáo viên đảm nhiệm):

- Xây dựng chương trình kế hoạch của năm học của thư viện.

-  Tiếp tục xây dựng và phấn đấu thư viện đạt danh hiệu chuẩn

- Cho cán bộ giáo viên – nhân viên – học sinh mượn trả sách theo đúng quy định.

- Quản lý sách báo trong thư viện, tham mưu mua sách báo, ấn phẩm, tài liệu tham khảo cho nhà trường.

- Tuân thủ phục tùng các chỉ đạo đột xuất của tổ trưởng và thủ trưởng đơn vị.

2.4 Nhân viên y tế( Giáo viên kiêm nhiệm):

 Chức năng:

Đôn đốc về công tác chăm lo sức khoẻ, sơ kết cấp cứu ban đầu, điều trị bệnh thông thường và điều trị bệnh ban đầu cho cán bộ viên chức và học sinh, chủ trì kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh môi tr­ường, an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng chống dịch trong cơ sở, chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của y tế tuyến trên.

Nhiệm vụ:

 - Trực xử lý sơ, cấp cứu tại chỗ và chuyển viện khi cần thiết đối với CBVC và học sinh trong đơn vị; 

- Làm thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho cán bộ viên chức, học sinh;

- Lập và quản lý hồ sơ sức khoẻ, khám chữa bệnh thông th­ường của HS;

- Điều trị bệnh ban đầu, giới thiệu bệnh nhân lên tuyến trên khi cần thiết;

- Phối hợp với trạm ytế, tổ chức khám sức khoẻ định kì cho học sinh;

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tuyên truyền công tác kế hoạch hoá gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội; các biện pháp phòng chống dịch bệnh

- Quản lý cơ sở vật chất, thuốc và mọi tài sản khác của bộ phận y tế theo quy chế quản lý của ngành y tế và quy định của đơn vị, của nhà tr­ường;

- Tổ chức quản lý, chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh môi tr­ường trong toàn đơn vị;

- Tham mưu đề xuất với hiệu trưởng để mua thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư­ dụng cụ y tế và quản lý, cấp phát thuốc thông thường theo quy định của ytế trường học;

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng phân công.

 2.5 Nhân viên Bảo vệ:

- Thực hiện bảo vệ trực ngoài giờ hành chính( bao gồm kể cả ngày lễ, ngày tết, ngày chủ nhật), cụ thể hàng ngày:

+ Trưa: Từ 11h 30 đến 14h;

+ Chiều, tối: Từ 17h đến 7h sáng hôm sau

- Chịu trách nhiệm về tài sản cơ sở vật chất của nhà trường, mất phải bồi thường.

- Bảo vệ có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát người vào cơ quan ( kể cả học sinh ), bảo vệ  an ninh, an toàn đơn vị. Tham gia phòng cháy chữa cháy, là lực lượng nòng cốt trong đội tự quản .

- Tu sửa cơ sở vật chất, thiết bị điện nước hư hỏng nhỏ trong khả năng và dưới sự điều hành của tổ trưởng và Hiệu trưởng.

- Tuân thủ phục tùng các chỉ đạo đột xuất của tổ trưởng và thủ trưởng đơn vị

2.6 Nhân viên tạp vụ

- Thực hiện quét dọn, đảm bảo vệ sinh khu vực nhà hiệu bộ, các phòng chức năng thuộc nhà hiệu bộ như phòng hội đồng, phòng chờ GV, phòng bảo vệ...

- Chuẩn bị đầy đủ nước uống cho cán bộ, giáo viên tại phòng chờ GV

- Trực và đánh trống ra vào lớp hàng ngày đúng giờ quy định.

- Phụ trách âm thanh, ánh sáng, loa đài trong các giờ chào cờ đầu tuần và hoạt động lễ của nhà trường, các hoạt động khác của xã, cấp trên tổ chức tại đơn vị.

- Tuân thủ phục tùng các chỉ đạo đột xuất của tổ trưởng và thủ trưởng đơn vị

3. Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên:

          3.1 Nhiệm vụ chuyên môn

          - Thực hiện nghiêm chỉnh về quy chế chuyên môn: Xây dựng kế hoạch dạy học, soạn giảng bài đúng đủ theo PPCT và thời khoá biểu.

- Soạn giảng đầy đủ có chất lượng trước khi lên lớp.

- Tất cả giáo viên trong năm học phải biết sử dụng công nghệ thông tin trong đổi mới dạy học: VN.EDU, trường học kết nối, WBSTE

- Sử dụng triệt để đồ dùng dạy học. Có ý thức bảo quản đồ dùng dạy học, bị hỏng phải sửa chữa ( nếu có thể )

- Mỗi Giáo viên làm ít nhất 01 đồ dùng/ 1 tháng,

- Mỗi giáo viên phải dự giờ đồng nghiệp ít nhất 1tiết/tuần, cả năm dự ít nhất 30 tiết, phải thực hiện thao giảng ít nhất 6 tiết/năm, giáo viên dạy chưa đạt yêu cầu phải dự giờ và thao giảng nhiều hơn GV khác.

- Giáo viên phải thực hiện đầy đủ số lượt kiểm tra học sinh theo quy định, tích cực kiểm tra miệng, kiểm tra bài tập về nhà ở các tiết học.  Mỗi tiết học có ít nhất 01 học sinh được kiểm tra.

- Phải cập nhật  KH giảng dạy và hoàn thành trước sáng thứ 2 hàng tuần, để đúng nơi quy định. Tổ trưởng kiểm tra thường xuyên.

- Ghi chép các loại hồ sơ phải cẩn thận sạch sẽ, rõ ràng, đầy đủ thông tin. Phê học bạ đúng theo hướng dẫn.

- Các CB,GV khi được kiểm tra, phải có đủ các loại hồ sơ theo yêu cầu ( Nêu không đủ các loại hồ sơ người kiểm tra sẽ không kiểm tra và bộ hồ sơ đó không xếp loại)

- Công tác bồi dưỡng và phụ đạo học sinh: Cần tích cực, tự giác, chủ động và bồi dưỡng có hiệu quả, phải có giáo án đầy đủ.

- Thực hiện đầy đủ đúng chế độ hội họp (thời gian, những yêu cầu cần chuẩn bị ). Nếu đến muộn 10 phút không có lí do và không chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu theo quy định coi nh­ư nghỉ họp không có lí do và đánh giá xếp loại vào ý thức đạo đức và chuyên môn.

- Chế độ hội họp:

+ Họp chi bộ: 01 lần/tháng

+ Tổ chuyên môn họp theo quy định theo quy chế chuyên môn 2 lần/ tháng

+ Tổ chủ nhiệm 1 lần/tháng

+ Họp Công đoàn: 1 lần/ tháng

+ Họp hội đồng sư phạm 1 lần/tháng, họp Ban thi đua định kì 2 lần/năm học hoặc theo các đợt thi đua trong năm học

3.2. Thực hiện nhiệm vụ chung

- Dự giờ chào cờ đầu tuần: 100% CB, GV,NV phải dự giờ chào cờ đầu tuần

- Tham gia sinh hoạt công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ, làm những nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ khác do cấp trên điều động, các hoạt động ngoài giờ của nhà trường và ở địa phương.

- Có trách nhiệm nhắc nhở học sinh khi HS vi phạm qui định của nhà trưòng.

- Thực hiện chế độ báo cáo chính xác, trung thực và đúng thời gian quy định.

- Tham gia công tác phổ cập giáo dục tại địa phương theo quy định hiện hành.

- Tất cả CBGV, NV phải có ý thức tự giác, giữ gìn, bảo vệ tài sản và xây dựng CSVC nhà trường. Khi mang bất kỳ tài sản gì ra khỏi trường phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng, muốn mượn tài sản của nhà trường phải có biên bản mượn và kí sổ mượn với bảo vệ nhà trường, không mở loa, đài to gây tiếng ồn.    

 

3.2 Kỉ luật lao động

- Giáo viên phải có mặt trước giờ vào lớp ít nhất 5 phút, giáo viên chủ nhiệm và GV phụ trách bán trú có mặt trước giờ truy bài.

- CB,GV,NV không ra khỏi trường, về nhà trước khi tan tiết 4 buổi sáng hàng ngày( riêng thứ 7 không về trước tiết 3), trừ trường hợp phải đi có việc đột xuất( đi phải có báo cáo BGH) hoặc được lãnh đạo giao nhiệm vụ

- Nghỉ phải có đơn xin phép BGH (trực tiếp Hiệu trưởng duyệt, Hiệu trưởng đi vắng uỷ quyền cho Phó hiệu trưởng giải quyết)

- Nghỉ việc riêng (biết trư­ớc): Nghỉ 1 ngày trong huyện không cần viết đơn, nghỉ 1 ngày đi ra ngoài huyện phải viết đơn, nghỉ từ 2 ngày trở lên phải có đơn xin nghỉ nộp cho nhà trư­ờng tr­ước ngày nghỉ. Nội dung đơn cần ghi rõ lí do nghỉ, thời gian nghỉ, công việc đã nhờ, bàn giao cho ai. Trên đ­ường đi trong quá trình nghỉ nếu xảy ra việc gì thì ai chịu trách nhiệm?. Giáo viên nghỉ phải bố trí dạy bù ngay, nhà trư­ờng chỉ giải quyết nghỉ 1 đến 2 ngày, từ 3 ngày trở lên phải xin ý kiến Phòng giáo dục và Đào tạo.

- Nghỉ ốm, nghỉ việc có lý do chính đáng đột xuất: Có thể báo với nhà trư­ờng  trước giờ truy bài thông qua hệ thống điện thoại. Khi khỏi cần nộp đầy đủ đơn hoặc chứng từ  theo quy định ( Trừ những trường hợp có người nhà ốm đau không nằm viện )

- Khi đ­ược kiểm tra phải thực hiện đúng các yêu cầu của ng­ười kiểm tra, kiểm tra nếu không thoả đáng thì có ý kiến theo thẩm quyền quy định.

(Nhà trường  không giải quyết cho CB,GV nghỉ việc riêng biết trước từ 2 ngày trở lên khi không có đơn xin nghỉ )

3.4 Văn hóa công sở

- CB, GV, NV phát ngôn phải chuẩn chỉ, không được sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin nói xấu đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh và nhà trường ăn mặc giản dị theo đúng quy định, nữ không mặc áo hở cổ, hở nách, áo quá ngắn, quần áo ngủ lên trường trong giờ hành chính, nam không được mặc áo không có ve cổ khi lên lớp và tham gia các hoạt động giáo dục, hàng tuần mặc áo trắng ngày thứ 2, mùa Đông mặc áo com lê, áo vét. Các ngày lễ lớn yêu cầu CB-GV-NV Nam mặc áo trắng, thắt cavát, quần sẫm màu, nữ mặc áo dài truyền thống. Nếu vi phạm sẽ đánh giá vào ý thức và hạ thi đua vào tháng vi phạm; tham gia công tác tự vệ và bảo vệ tài sản của nhà trường.

 - Không sử dụng thời gian làm việc vào việc riêng như tụ tập đi ăn sáng, uống cà phê... tại các địa điểm ăn uống, giải khát; không hút thuốc lá nơi công sở; không sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc và ngày trực và khi tham gia các hoạt động giáo dục; thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về an toàn giao thông; gắn với tiêu chí bình xét các danh hiệu thi đua của cá nhân, cơ quan, đơn vị; xử lý nghiêm các trường hợp cá nhân vi phạm và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra vi phạm.

3.5 Quy định riêng

- CB,GV, NV được bày tỏ ý kiến, ý tưởng của mình thông qua tổ chuyên môn hoặc đại diện hợp pháp để xây dựng nhà trường hoặc đề nghị giải đáp những điều chưa thoả đáng.

- Được bảo đảm và chi trả đầy đủ các chế độ được lĩnh từ Phòng giáo dục theo quy định hiện hành.

- Được tham gia đầy đủ  các hoạt động trong nhà trường , được ưu tiên để sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.

 - Được đóng góp ý kiến vào bản tự đánh giá của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, bỏ phiếu tín nhiệm CBQL khi được Phòng giáo dục yêu cầu. Được tham gia đánh giá Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng.

- Không được sử dụng điện thoại di động trong giờ học, trong giờ họp của đơn vị, đến đơn vị làm việc phải đeo thẻ viên chức theo quy định, khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm; thực hiện đúng luật giao thông đường bộ. Vi phạm lần thứ nhất nếu phát hiện thì được nhắc nhở và hạ một bậc thi đua của tháng đó, từ lần thứ hai trở đi đều bị xử lý theo quy định của quy chế này

- Tuân thủ phục tùng  các chỉ đạo đột xuất của tổ trưởng và thủ trưởng đơn vị.

- Thực hiện không tốt những nội dung nêu trên, nếu vi phạm môt trong các nội dung  trên thì không xét thi đua, không xét tăng lương trước thời hạn và các chế độ khác trong năm học theo quy định hiện hành.

* Chế độ khen thưởng, bồi dưỡng

- Khen thưởng GV đạt danh hiệu thi đua:

+ Đạt CSTĐCS: 200,000đ

+ Đạt LĐTT: 100,000đ

- Khen thưởng GV có HSG các cấp: (Áp dụng với thi HSG văn hóa, tính theo số lượng HS đạt giải)

+ Cấp tỉnh: Giải nhất: 500,000đ/giải; giải nhì: 400,000đ/ giải; giải ba: 350,000đ/ giải; giải KK: 300,000đ/ giải

+ Cấp huyện: Giải nhất: 300,000đ/ giải; giải nhì: 200,000đ/ giải; giải ba: 150,000đ/HS; giải KK: 100,000đ/ giải

- Khen thưởng GV chủ nhiệm giỏi: 100,000đ/người

- Khen thưởng HS: Thực hiện theo dự toán công tác XHH

- Bồi dưỡng GV ôn thi HSG: Thực hiện chi trả vào cuối năm và phụ thuộc vào nguồn kinh phí nhà trường. Mức hỗ trợ, bồi dưỡng chỉ mang tính chất động viên, giáo viên phải xác định trách nhiệm, thực hiện nhiệm vụ là chính.

          4. Tổng Phụ Trách Đội:

- Phải xây dựng kế hoạch hoạt động, dự trù chi tiêu chi tiết xuyên suốt cả năm học, tổ chức sinh hoạt theo từng chủ đề, chủ điểm có hiệu quả thiết thực.

- Quản lý trực tiếp học sinh các giờ ngoại khóa, sinh hoạt đội; tiếp thu nội dung tập huấn về công tác đội, triển khai tại đơn vị theo quy định.

- Xây dựng nền nếp sinh hoạt và giáo dục đạo đức học sinh theo quy định của Đội thiếu niên tiền phòng Hồ Chí Minh.

-  Thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn  và phụ huynh học sinh để kết hợp giáo dục học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt.

- Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác Đội tại đơn vị, trực tiếp chỉ đạo các chi đội thường xuyên vệ sinh quang cảnh trường học, chăm sóc bồn hoa cây cảnh hàng ngày và tổng vệ sinh ít nhất 1 lần/tháng. Trong trường hợp để trường lớp bẩn, các đoàn kiểm tra, thăm quan có ý nhắc nhở sẽ không xét thi đua trong năm học.

5. Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp

          - Xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp theo kế hoạch chung của nhà trường.

          - Chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc giáo dục đạo đức và phong trào học tập, thực hiện các nền nếp của lớp mình; Quản lí học sinh trong các hoạt động và trong  lao động, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất cho Hiệu trưởng về tình hình của lớp.

          - Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, thăm hỏi nắm bắt tình hình học sinh trong lớp mình, tích cực vận động học sinh ra lớp.        

- Giáo viên chủ nhiệm được dự các giờ của lớp mình, được đề xuất khen thưởng học sinh, đánh giá học sinh, tham gia các hội đồng khen thưởng, kỷ luật nếu có học sinh của lớp mình, được dự các phiên họp chủ nhiệm lớp, họp BCH Hội cha mẹ học sinh. Được chủ trì các phiên họp phụ huynh của lớp, được đề xuất ý kiến trong việc giáo dục học sinh, được giải quyết cho học sinh của lớp nghỉ học dưới 3 ngày.

- Báo cáo đột xuất với hiệu trưởng về vấn đề phát sinh, khó khăn vướng mắc của lớp, của học sinh lớp chủ nhiệm; giải quyết những kiến nghị, đề xuất của cha mẹ học sinh, trực tiếp báo cáo Hiệu trưởng về kết quả giải quyết theo thẩm quyền của giáo viên chủ nhiệm.

- Trong trường hợp hồ sơ chủ nhiệm bao gồm: Sổ gọi tên ghi điểm, sổ đầu bài, giáo án sinh hoạt lớp, sổ chủ nhiệm không đảm bảo chất lượng nhắc nhở nhiều lần, để học sinh bỏ học không có giải pháp vận động ra lớp, nề nếp lớp chủ nhiệm không tốt, có học sinh vi phạm nghiêm trọng về đạo đức, chất lượng thi đua hàng tháng của lớp thấp liên đội thường xuyên nhắc nhở thì cá nhân giáo viên chủ nhiệm không được xét thi đua trong năm học.

Điều 5: Các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội

- Người đứng đầu các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường là người đại diện cho tổ chức, đoàn thể đó có trách nhiệm:

+ Phối hợp với nhà trường trong việc tham gia xây dựng, phối hợp tổ chức, thực hiện và giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

+ Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể, dân chủ bàn bạc các chủ trương, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường.

          + Xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm học.

           - Hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, nghiêm chỉnh thực hiên điều lệ, nghị quyết Đại hội của tổ chức mình.

          - Tham gia giáo dục học sinh theo mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục quy định.

          - Tham gia ý kiến đóng góp và tư vấn về các lĩnh vực giáo dục của đơn vị, tham khảo và thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra trong phương hướng.

          - Tổ chức sinh hoạt theo định kỳ suy tôn các thành viên ưu tú giới thiệu cho tổ chức cao hơn để xem xét, kết nạp.

          - Được cử đại diện tham gia Hội đồng trường.

          - Phục tùng sự chỉ đạo đột xuất của Bí thư chi bộ-Thủ trưởng đơn vị.

- Ban Thanh tra Nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện những vi phạm Quy chế dân chủ trong nhà trường, báo cáo Ban chấp hành công đoàn cơ sở để đề nghị Thủ trưởng giải quyết. Thủ trưởng không giải quyết được thì báo cáo lên cấp có thẩm quyền trong ngành theo phân cấp quản lý để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết.

* Trong trường hợp tổ chức mình không đạt kết quả thi đua thì cá nhân người đứng đầu tổ chức không xét thi đua.

Điều 6. Đối với học sinh

 Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của học sinh được ban hành tại luật giáo dục năm 2005 và điều lệ trường phổ thông năm 2011.

Điều 7. Đối với khách đến giao dịch tại trường

Khách đến giao dịch phải qua phòng văn thư để liên hệ công tác, khi đến liên hệ giao dịch công việc tại trường phải thực hiện theo các quy định chung của nhà trường.

 

CHƯƠNG II

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 8: Quy chế làm việc của trường THCS Khánh Yên Hạ là để cán bộ viên chức, học sinh trong nhà trường và người ngoài nhà trường đến giao dịch và thực hiện nhằm xây dựng lề lối, kỷ cương trong đơn vị.

          - Quy chế này có hiệu lực đến hội nghị cán bộ viên chức năm học 2016-2017.

          - Quy chế này được thông qua, thảo luận tại Hội nghị cán bộ viên chức đầu năm học 2015-2016, được toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên kí thực hiện.

          - Trong quá trình thực hiện có nội dung nào cần điều chỉnh, bổ sung thì phản ánh cho Hiệu trưởng xem xét, bổ sung, chỉnh sửa theo quy định.

 

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT Văn Bàn;

- Cán bộ vc trong đơn vị;

- Lưu: VT, THCS.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Hoàng Thị Hiên

 

 

 

 

    PHÒNG GD&ĐT VĂN BÀN

TRƯỜNG THCS KHÁNH YÊN HẠ


DANH SÁCH

Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ký cam kết thực hiện quy chế dân chủ của trường THCS Khánh Yên Hạ năm học 2016 - 2017


 


TT

Họ và tên

Chức vụ

Ký cam kết

Ghi chú

1

Hoàng Thị Hiên

Hiệu trưởng

 

 

2

Nguyễn Thị Song Toàn

P.Hiệu trưởng

 

 

3

Nguyễn Thị Hoàn

TTCM

 

 

4

Lường Thị Nhâm

TTCM

 

 

5

Nguyễn Hồng Phúc

CTCĐ

 

 

6

Hà Thị Tuyết

TPT Đội

 

 

7

Trần Văn Quân

BT chi đoàn

 

 

8

Nguyễn Quốc Thịnh

Giáo viên

 

 

9

Trần Thị Minh Hiền

Giáo viên

 

 

10

Vũ Thị Phương Lan

Giáo viên

 

 

11

Dương Thị Ngọc Ánh

Giáo viên

 

 

12

Đào Thị Xuân Hương

Giáo viên

 

 

13

Phạm Thị Phương Liên

Giáo viên

 

 

14

Nguyễn Thị Giang Thanh

Giáo viên

 

 

15

Giang Thị Quyên

Giáo viên

 

 

16

Bùi Ngọc Minh

Giáo viên

 

 

17

Bùi Thị Phượng

Giáo viên

 

 

18

Bùi Thị Phương Mai

Giáo viên

 

 

19

Vấn Thị Hương Thuỷ

Giáo viên

 

 

20

Nguyễn Thị Nhàn

Giáo viên

 

 

21

Dương Đức Bình

Nhân viên

 

 

22

Đoàn Hoài Thu

Nhân viên

 

 

                                                                                                              

 

 

 

Quy chế dân chủ năm học 2016-2017

PHÒNG GD&ĐT VĂN BÀN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS KHÁNH YÊN HẠ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY CHẾ

THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG

Năm học 2016 - 2017

(Ban hành kèm theo quyết định số        /QĐ ngày      tháng 9 năm 2016 của Hiệu trưởng trường THCS Khánh Yên Hạ)

 

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Mục đích thực hiện dân chủ trong nhà trường

Thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những điều đã quy định trong Luật Giáo dục, Quyết định 04/2000/QĐ-BGD&ĐT, ngày 01/03/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường theo phương châm “Dân biết - Dân bàn - Dân làm - Dân kiểm tra” và Thông tư 09/2009/BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện “3 công khai - 4 kiểm tra” ; thực hiện có hiệu quả các nội dung quy định trong Bộ Luật lao động, Luật Công đoàn 2012 và Nghị định 60/NĐ-CP ngày 19/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của cán bộ, công chức, viên chức, lao động và nâng cao trách nhiệm của Thủ trưởng, người đứng đầu trong nhà trường theo luật định; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lao động là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước.

Phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường

Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường phải gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở nhà trường; chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy vai trò của người đứng đầu (Thủ trưởng) và của các tổ chức đoàn thể quần chúng của nhà trường.

Dân chủ trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, lao động và quyền làm chủ của nhân dân, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường.

 

CHƯƠNG II

DÂN CHỦ TRONG NỘI BỘ NHÀ TRƯỜNG

 

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng

- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

- Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ trường học;

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

- Quản lí giáo viên, nhân viên; quản lí chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc kí hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định  của pháp luật;

- Quản lí học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, kí xác nhận học bạ; quyết định khen thưởng kỉ luật học sinh;

- Quản lý tài chính tài sản của nhà trường;

- Thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường;

- Chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra giáo viên theo quy định

          - Thực hiện chế độ trực 8 giờ/ ngày, thời gian quy định vào tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ bảy.

 - Thực hiện dân chủ trong quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường; trong quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động của nhà trường.

- Tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ, hàng tháng, hàng quý và học kỳ để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện trong thời gian tới của của nhà trường. Cuối năm học, tổ chức đánh giá tổng kết hoạt động của nhà trường tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức.

- Lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của cán bộ, công chức, viên chức. Thông báo công khai cho cán bộ, công chức, viên chức, lao động biết những việc được quy định tại Điều 5 của Quy chế này.

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng; xử lý và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; nếu thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong nhà trường thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường tổ chức đối thoại; tổ chức Hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức mỗi năm một lần theo quy định của Nhà nước

Thực hiện đối thoại giữa CB–CNV–GV với Ban giám hiệu vào các thời điểm:

Họp toàn thể hội đồng sư phạm đầu năm học

Họp Hội nghị cán bộ công chức vào tháng 9 hằng năm.

Họp Sơ kết học kỳ I (tháng 1 hằng năm)

Họp tổng kết năm học (tháng 5 hằng năm).

Nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người Ban giám hiệu và các thành viên trong nhà trường để xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại nơi làm việc;

- Xem xét, giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, lao động và kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân nhà trường; kịp thời báo cáo với cơ quan có thẩm quyền những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.

- Kịp thời xử lý người có hành vi cản trở việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường và người có hành vi trả thù, trù dập cán bộ, công chức, viên chức, lao động khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật.

- Khi Hiệu trưởng đi vắng, uỷ quyền điều hành theo phân công như sau: Hiệu trưởng - Phó hiệu trưởng- Chủ tịch công đoàn - các tổ trưởng chuyên môn – BT chi đoàn +  Tổng PT đội (lưu ý khi được uỷ quyền phải chịu trách nhiệm về việc được uỷ quyền và phải báo caó lại cho Hiệu trưởng)

2. Phó Hiệu trưởng:

           - Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công, bao gồm:

          + Công tác chuyên môn của nhà trường, bồi dưỡng phụ đạo giáo viên, học sinh. Phụ trách công tác lao động, HĐNG của nhà trường, công tác thư viện. Được uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ khi Hiệu trưởng giao cho lúc vắng mặt, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, cùng Hiệu trưởng chịu trách nhiệm với cấp trên, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

          - Trong trường hợp cấp bách có thể thay mặt Hiệu trưởng để giải quyết công việc xong phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã làm.

           - Thay mặt Hiệu trưởng đi dự các phiên họp của các đơn vị, cơ quan khác khi được Hiệu trưởng uỷ nhiệm.

           - Khi giải quyết công việc gặp vướng mắc phải báo cáo và đề xuất ý kiến giải quyết trước Hiệu trưởng.

- Thực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra giáo viên theo quy định.          

          - Thực hiện chế độ trực 8 giờ/ ngày, thời gian quy định vào tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ bảy.

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

          Điều 4: Các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, giáo viên, nhân viên:

          Tổ chuyên môn, tổ văn phòng bao gồm tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên được Hiệu trưởng biên chế và phân công nhiệm vụ.

1. Tổ trưởng tổ chuyên môn:   

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lí kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác;

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành;

- Có trách nhiệm quản lí giáo viên, nhân viên trong tổ, theo dõi ngày công trong tổ, phân công dạy thay, theo định mức giảng dạy và kê chế độ làm thêm giờ, giảng dạy ngoài trời hàng tháng của CBGV, NV, kiểm tra, thanh tra theo chế độ, quy định kiểm tra mỗi thành viên trong tổ ít nhất 1 lần /1 tháng.

          - Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác điều hành, quản lí chất lượng dạy, học, bồi thường chế độ cho giáo viên khi không thực hiện đầy đủ chế độ cho giáo viên trong tổ.

          - Chủ trì các phiên họp của tổ chuyên môn do mình phụ trách, đề xuất đánh giá thi đua hằng tháng của các thành viên trong tổ cho hội đồng thi đua.

          - Theo dõi và lập biên bản ghi nhớ các thành viên tổ mình vi phạm theo quy chế, không làm đúng chức trách nhiệm vụ của tổ chuyên môn. Có thái độ bao che thành viên của tổ mình khi vi phạm quy chế sẽ bị hiệu trưởng hạ một bậc thi đua trong tháng vi phạm.

- Tuân thủ phục tùng sự chỉ đạo đột xuất của thủ trưởng đơn vị.

2. Tổ văn Phòng:

2.1. Tổ trưởng tổ Văn phòng( Giáo viên đảm nhiệm)

- Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo hoạt động của tổ văn phòng

- Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về việc thực hiện nhiệm vụ của tổ văn phòng

2.2 Nhân viên Văn thư

- Xây dựng chương trình kế hoạch năm học của văn thư; chịu trách nhiệm cập nhật công văn đi, đến nhanh chóng chính xác.

- Thường xuyên cập nhật và lấy công văn các cấp qua mạng về đơn vị.

- Lưu trữ các loại văn bản, ấn phẩm của nhà trường, giữ con dấu, đóng dấu các loại văn bản và học bạ.

- Thực hiện nhiệm vụ chấm công hàng tháng

- Thực hiện các mẫu báo cáo nộp cấp trên theo quy định.

- Phô tô đánh máy văn bản của nhà trường khi được Hiệu trưởng phân công.

- Tuân thủ phục tùng  các chỉ đạo đột xuất của thủ trưởng đơn vị.

2.3 Nhân viên thư viện( Giáo viên đảm nhiệm):

- Xây dựng chương trình kế hoạch của năm học của thư viện.

-  Tiếp tục xây dựng và phấn đấu thư viện đạt danh hiệu chuẩn

- Cho cán bộ giáo viên – nhân viên – học sinh mượn trả sách theo đúng quy định.

- Quản lý sách báo trong thư viện, tham mưu mua sách báo, ấn phẩm, tài liệu tham khảo cho nhà trường.

- Tuân thủ phục tùng các chỉ đạo đột xuất của tổ trưởng và thủ trưởng đơn vị.

2.4 Nhân viên y tế( Giáo viên kiêm nhiệm):

 Chức năng:

Đôn đốc về công tác chăm lo sức khoẻ, sơ kết cấp cứu ban đầu, điều trị bệnh thông thường và điều trị bệnh ban đầu cho cán bộ viên chức và học sinh, chủ trì kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh môi tr­ường, an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng chống dịch trong cơ sở, chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của y tế tuyến trên.

Nhiệm vụ:

 - Trực xử lý sơ, cấp cứu tại chỗ và chuyển viện khi cần thiết đối với CBVC và học sinh trong đơn vị; 

- Làm thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho cán bộ viên chức, học sinh;

- Lập và quản lý hồ sơ sức khoẻ, khám chữa bệnh thông th­ường của HS;

- Điều trị bệnh ban đầu, giới thiệu bệnh nhân lên tuyến trên khi cần thiết;

- Phối hợp với trạm ytế, tổ chức khám sức khoẻ định kì cho học sinh;

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tuyên truyền công tác kế hoạch hoá gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội; các biện pháp phòng chống dịch bệnh

- Quản lý cơ sở vật chất, thuốc và mọi tài sản khác của bộ phận y tế theo quy chế quản lý của ngành y tế và quy định của đơn vị, của nhà tr­ường;

- Tổ chức quản lý, chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh môi tr­ường trong toàn đơn vị;

- Tham mưu đề xuất với hiệu trưởng để mua thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư­ dụng cụ y tế và quản lý, cấp phát thuốc thông thường theo quy định của ytế trường học;

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng phân công.

 2.5 Nhân viên Bảo vệ:

- Thực hiện bảo vệ trực ngoài giờ hành chính( bao gồm kể cả ngày lễ, ngày tết, ngày chủ nhật), cụ thể hàng ngày:

+ Trưa: Từ 11h 30 đến 14h;

+ Chiều, tối: Từ 17h đến 7h sáng hôm sau

- Chịu trách nhiệm về tài sản cơ sở vật chất của nhà trường, mất phải bồi thường.

- Bảo vệ có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát người vào cơ quan ( kể cả học sinh ), bảo vệ  an ninh, an toàn đơn vị. Tham gia phòng cháy chữa cháy, là lực lượng nòng cốt trong đội tự quản .

- Tu sửa cơ sở vật chất, thiết bị điện nước hư hỏng nhỏ trong khả năng và dưới sự điều hành của tổ trưởng và Hiệu trưởng.

- Tuân thủ phục tùng các chỉ đạo đột xuất của tổ trưởng và thủ trưởng đơn vị

2.6 Nhân viên tạp vụ

- Thực hiện quét dọn, đảm bảo vệ sinh khu vực nhà hiệu bộ, các phòng chức năng thuộc nhà hiệu bộ như phòng hội đồng, phòng chờ GV, phòng bảo vệ...

- Chuẩn bị đầy đủ nước uống cho cán bộ, giáo viên tại phòng chờ GV

- Trực và đánh trống ra vào lớp hàng ngày đúng giờ quy định.

- Phụ trách âm thanh, ánh sáng, loa đài trong các giờ chào cờ đầu tuần và hoạt động lễ của nhà trường, các hoạt động khác của xã, cấp trên tổ chức tại đơn vị.

- Tuân thủ phục tùng các chỉ đạo đột xuất của tổ trưởng và thủ trưởng đơn vị

3. Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên:

          3.1 Nhiệm vụ chuyên môn

          - Thực hiện nghiêm chỉnh về quy chế chuyên môn: Xây dựng kế hoạch dạy học, soạn giảng bài đúng đủ theo PPCT và thời khoá biểu.

- Soạn giảng đầy đủ có chất lượng trước khi lên lớp.

- Tất cả giáo viên trong năm học phải biết sử dụng công nghệ thông tin trong đổi mới dạy học: VN.EDU, trường học kết nối, WBSTE

- Sử dụng triệt để đồ dùng dạy học. Có ý thức bảo quản đồ dùng dạy học, bị hỏng phải sửa chữa ( nếu có thể )

- Mỗi Giáo viên làm ít nhất 01 đồ dùng/ 1 tháng,

- Mỗi giáo viên phải dự giờ đồng nghiệp ít nhất 1tiết/tuần, cả năm dự ít nhất 30 tiết, phải thực hiện thao giảng ít nhất 6 tiết/năm, giáo viên dạy chưa đạt yêu cầu phải dự giờ và thao giảng nhiều hơn GV khác.

- Giáo viên phải thực hiện đầy đủ số lượt kiểm tra học sinh theo quy định, tích cực kiểm tra miệng, kiểm tra bài tập về nhà ở các tiết học.  Mỗi tiết học có ít nhất 01 học sinh được kiểm tra.

- Phải cập nhật  KH giảng dạy và hoàn thành trước sáng thứ 2 hàng tuần, để đúng nơi quy định. Tổ trưởng kiểm tra thường xuyên.

- Ghi chép các loại hồ sơ phải cẩn thận sạch sẽ, rõ ràng, đầy đủ thông tin. Phê học bạ đúng theo hướng dẫn.

- Các CB,GV khi được kiểm tra, phải có đủ các loại hồ sơ theo yêu cầu ( Nêu không đủ các loại hồ sơ người kiểm tra sẽ không kiểm tra và bộ hồ sơ đó không xếp loại)

- Công tác bồi dưỡng và phụ đạo học sinh: Cần tích cực, tự giác, chủ động và bồi dưỡng có hiệu quả, phải có giáo án đầy đủ.

- Thực hiện đầy đủ đúng chế độ hội họp (thời gian, những yêu cầu cần chuẩn bị ). Nếu đến muộn 10 phút không có lí do và không chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu theo quy định coi nh­ư nghỉ họp không có lí do và đánh giá xếp loại vào ý thức đạo đức và chuyên môn.

- Chế độ hội họp:

+ Họp chi bộ: 01 lần/tháng

+ Tổ chuyên môn họp theo quy định theo quy chế chuyên môn 2 lần/ tháng

+ Tổ chủ nhiệm 1 lần/tháng

+ Họp Công đoàn: 1 lần/ tháng

+ Họp hội đồng sư phạm 1 lần/tháng, họp Ban thi đua định kì 2 lần/năm học hoặc theo các đợt thi đua trong năm học

3.2. Thực hiện nhiệm vụ chung

- Dự giờ chào cờ đầu tuần: 100% CB, GV,NV phải dự giờ chào cờ đầu tuần

- Tham gia sinh hoạt công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ, làm những nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ khác do cấp trên điều động, các hoạt động ngoài giờ của nhà trường và ở địa phương.

- Có trách nhiệm nhắc nhở học sinh khi HS vi phạm qui định của nhà trưòng.

- Thực hiện chế độ báo cáo chính xác, trung thực và đúng thời gian quy định.

- Tham gia công tác phổ cập giáo dục tại địa phương theo quy định hiện hành.

- Tất cả CBGV, NV phải có ý thức tự giác, giữ gìn, bảo vệ tài sản và xây dựng CSVC nhà trường. Khi mang bất kỳ tài sản gì ra khỏi trường phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng, muốn mượn tài sản của nhà trường phải có biên bản mượn và kí sổ mượn với bảo vệ nhà trường, không mở loa, đài to gây tiếng ồn.    

 

3.2 Kỉ luật lao động

- Giáo viên phải có mặt trước giờ vào lớp ít nhất 5 phút, giáo viên chủ nhiệm và GV phụ trách bán trú có mặt trước giờ truy bài.

- CB,GV,NV không ra khỏi trường, về nhà trước khi tan tiết 4 buổi sáng hàng ngày( riêng thứ 7 không về trước tiết 3), trừ trường hợp phải đi có việc đột xuất( đi phải có báo cáo BGH) hoặc được lãnh đạo giao nhiệm vụ

- Nghỉ phải có đơn xin phép BGH (trực tiếp Hiệu trưởng duyệt, Hiệu trưởng đi vắng uỷ quyền cho Phó hiệu trưởng giải quyết)

- Nghỉ việc riêng (biết trư­ớc): Nghỉ 1 ngày trong huyện không cần viết đơn, nghỉ 1 ngày đi ra ngoài huyện phải viết đơn, nghỉ từ 2 ngày trở lên phải có đơn xin nghỉ nộp cho nhà trư­ờng tr­ước ngày nghỉ. Nội dung đơn cần ghi rõ lí do nghỉ, thời gian nghỉ, công việc đã nhờ, bàn giao cho ai. Trên đ­ường đi trong quá trình nghỉ nếu xảy ra việc gì thì ai chịu trách nhiệm?. Giáo viên nghỉ phải bố trí dạy bù ngay, nhà trư­ờng chỉ giải quyết nghỉ 1 đến 2 ngày, từ 3 ngày trở lên phải xin ý kiến Phòng giáo dục và Đào tạo.

- Nghỉ ốm, nghỉ việc có lý do chính đáng đột xuất: Có thể báo với nhà trư­ờng  trước giờ truy bài thông qua hệ thống điện thoại. Khi khỏi cần nộp đầy đủ đơn hoặc chứng từ  theo quy định ( Trừ những trường hợp có người nhà ốm đau không nằm viện )

- Khi đ­ược kiểm tra phải thực hiện đúng các yêu cầu của ng­ười kiểm tra, kiểm tra nếu không thoả đáng thì có ý kiến theo thẩm quyền quy định.

(Nhà trường  không giải quyết cho CB,GV nghỉ việc riêng biết trước từ 2 ngày trở lên khi không có đơn xin nghỉ )

3.4 Văn hóa công sở

- CB, GV, NV phát ngôn phải chuẩn chỉ, không được sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin nói xấu đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh và nhà trường ăn mặc giản dị theo đúng quy định, nữ không mặc áo hở cổ, hở nách, áo quá ngắn, quần áo ngủ lên trường trong giờ hành chính, nam không được mặc áo không có ve cổ khi lên lớp và tham gia các hoạt động giáo dục, hàng tuần mặc áo trắng ngày thứ 2, mùa Đông mặc áo com lê, áo vét. Các ngày lễ lớn yêu cầu CB-GV-NV Nam mặc áo trắng, thắt cavát, quần sẫm màu, nữ mặc áo dài truyền thống. Nếu vi phạm sẽ đánh giá vào ý thức và hạ thi đua vào tháng vi phạm; tham gia công tác tự vệ và bảo vệ tài sản của nhà trường.

 - Không sử dụng thời gian làm việc vào việc riêng như tụ tập đi ăn sáng, uống cà phê... tại các địa điểm ăn uống, giải khát; không hút thuốc lá nơi công sở; không sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc và ngày trực và khi tham gia các hoạt động giáo dục; thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về an toàn giao thông; gắn với tiêu chí bình xét các danh hiệu thi đua của cá nhân, cơ quan, đơn vị; xử lý nghiêm các trường hợp cá nhân vi phạm và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra vi phạm.

3.5 Quy định riêng

- CB,GV, NV được bày tỏ ý kiến, ý tưởng của mình thông qua tổ chuyên môn hoặc đại diện hợp pháp để xây dựng nhà trường hoặc đề nghị giải đáp những điều chưa thoả đáng.

- Được bảo đảm và chi trả đầy đủ các chế độ được lĩnh từ Phòng giáo dục theo quy định hiện hành.

- Được tham gia đầy đủ  các hoạt động trong nhà trường , được ưu tiên để sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.

 - Được đóng góp ý kiến vào bản tự đánh giá của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, bỏ phiếu tín nhiệm CBQL khi được Phòng giáo dục yêu cầu. Được tham gia đánh giá Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng.

- Không được sử dụng điện thoại di động trong giờ học, trong giờ họp của đơn vị, đến đơn vị làm việc phải đeo thẻ viên chức theo quy định, khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm; thực hiện đúng luật giao thông đường bộ. Vi phạm lần thứ nhất nếu phát hiện thì được nhắc nhở và hạ một bậc thi đua của tháng đó, từ lần thứ hai trở đi đều bị xử lý theo quy định của quy chế này

- Tuân thủ phục tùng  các chỉ đạo đột xuất của tổ trưởng và thủ trưởng đơn vị.

- Thực hiện không tốt những nội dung nêu trên, nếu vi phạm môt trong các nội dung  trên thì không xét thi đua, không xét tăng lương trước thời hạn và các chế độ khác trong năm học theo quy định hiện hành.

* Chế độ khen thưởng, bồi dưỡng

- Khen thưởng GV đạt danh hiệu thi đua:

+ Đạt CSTĐCS: 200,000đ

+ Đạt LĐTT: 100,000đ

- Khen thưởng GV có HSG các cấp: (Áp dụng với thi HSG văn hóa, tính theo số lượng HS đạt giải)

+ Cấp tỉnh: Giải nhất: 500,000đ/giải; giải nhì: 400,000đ/ giải; giải ba: 350,000đ/ giải; giải KK: 300,000đ/ giải

+ Cấp huyện: Giải nhất: 300,000đ/ giải; giải nhì: 200,000đ/ giải; giải ba: 150,000đ/HS; giải KK: 100,000đ/ giải

- Khen thưởng GV chủ nhiệm giỏi: 100,000đ/người

- Khen thưởng HS: Thực hiện theo dự toán công tác XHH

- Bồi dưỡng GV ôn thi HSG: Thực hiện chi trả vào cuối năm và phụ thuộc vào nguồn kinh phí nhà trường. Mức hỗ trợ, bồi dưỡng chỉ mang tính chất động viên, giáo viên phải xác định trách nhiệm, thực hiện nhiệm vụ là chính.

          4. Tổng Phụ Trách Đội:

- Phải xây dựng kế hoạch hoạt động, dự trù chi tiêu chi tiết xuyên suốt cả năm học, tổ chức sinh hoạt theo từng chủ đề, chủ điểm có hiệu quả thiết thực.

- Quản lý trực tiếp học sinh các giờ ngoại khóa, sinh hoạt đội; tiếp thu nội dung tập huấn về công tác đội, triển khai tại đơn vị theo quy định.

- Xây dựng nền nếp sinh hoạt và giáo dục đạo đức học sinh theo quy định của Đội thiếu niên tiền phòng Hồ Chí Minh.

-  Thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn  và phụ huynh học sinh để kết hợp giáo dục học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt.

- Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác Đội tại đơn vị, trực tiếp chỉ đạo các chi đội thường xuyên vệ sinh quang cảnh trường học, chăm sóc bồn hoa cây cảnh hàng ngày và tổng vệ sinh ít nhất 1 lần/tháng. Trong trường hợp để trường lớp bẩn, các đoàn kiểm tra, thăm quan có ý nhắc nhở sẽ không xét thi đua trong năm học.

5. Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp

          - Xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp theo kế hoạch chung của nhà trường.

          - Chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc giáo dục đạo đức và phong trào học tập, thực hiện các nền nếp của lớp mình; Quản lí học sinh trong các hoạt động và trong  lao động, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất cho Hiệu trưởng về tình hình của lớp.

          - Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, thăm hỏi nắm bắt tình hình học sinh trong lớp mình, tích cực vận động học sinh ra lớp.        

- Giáo viên chủ nhiệm được dự các giờ của lớp mình, được đề xuất khen thưởng học sinh, đánh giá học sinh, tham gia các hội đồng khen thưởng, kỷ luật nếu có học sinh của lớp mình, được dự các phiên họp chủ nhiệm lớp, họp BCH Hội cha mẹ học sinh. Được chủ trì các phiên họp phụ huynh của lớp, được đề xuất ý kiến trong việc giáo dục học sinh, được giải quyết cho học sinh của lớp nghỉ học dưới 3 ngày.

- Báo cáo đột xuất với hiệu trưởng về vấn đề phát sinh, khó khăn vướng mắc của lớp, của học sinh lớp chủ nhiệm; giải quyết những kiến nghị, đề xuất của cha mẹ học sinh, trực tiếp báo cáo Hiệu trưởng về kết quả giải quyết theo thẩm quyền của giáo viên chủ nhiệm.

- Trong trường hợp hồ sơ chủ nhiệm bao gồm: Sổ gọi tên ghi điểm, sổ đầu bài, giáo án sinh hoạt lớp, sổ chủ nhiệm không đảm bảo chất lượng nhắc nhở nhiều lần, để học sinh bỏ học không có giải pháp vận động ra lớp, nề nếp lớp chủ nhiệm không tốt, có học sinh vi phạm nghiêm trọng về đạo đức, chất lượng thi đua hàng tháng của lớp thấp liên đội thường xuyên nhắc nhở thì cá nhân giáo viên chủ nhiệm không được xét thi đua trong năm học.

Điều 5: Các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội

- Người đứng đầu các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường là người đại diện cho tổ chức, đoàn thể đó có trách nhiệm:

+ Phối hợp với nhà trường trong việc tham gia xây dựng, phối hợp tổ chức, thực hiện và giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

+ Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể, dân chủ bàn bạc các chủ trương, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường.

          + Xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm học.

           - Hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, nghiêm chỉnh thực hiên điều lệ, nghị quyết Đại hội của tổ chức mình.

          - Tham gia giáo dục học sinh theo mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục quy định.

          - Tham gia ý kiến đóng góp và tư vấn về các lĩnh vực giáo dục của đơn vị, tham khảo và thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra trong phương hướng.

          - Tổ chức sinh hoạt theo định kỳ suy tôn các thành viên ưu tú giới thiệu cho tổ chức cao hơn để xem xét, kết nạp.

          - Được cử đại diện tham gia Hội đồng trường.

          - Phục tùng sự chỉ đạo đột xuất của Bí thư chi bộ-Thủ trưởng đơn vị.

- Ban Thanh tra Nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện những vi phạm Quy chế dân chủ trong nhà trường, báo cáo Ban chấp hành công đoàn cơ sở để đề nghị Thủ trưởng giải quyết. Thủ trưởng không giải quyết được thì báo cáo lên cấp có thẩm quyền trong ngành theo phân cấp quản lý để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết.

* Trong trường hợp tổ chức mình không đạt kết quả thi đua thì cá nhân người đứng đầu tổ chức không xét thi đua.

Điều 6. Đối với học sinh

 Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của học sinh được ban hành tại luật giáo dục năm 2005 và điều lệ trường phổ thông năm 2011.

Điều 7. Đối với khách đến giao dịch tại trường

Khách đến giao dịch phải qua phòng văn thư để liên hệ công tác, khi đến liên hệ giao dịch công việc tại trường phải thực hiện theo các quy định chung của nhà trường.

 

CHƯƠNG II

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 8: Quy chế làm việc của trường THCS Khánh Yên Hạ là để cán bộ viên chức, học sinh trong nhà trường và người ngoài nhà trường đến giao dịch và thực hiện nhằm xây dựng lề lối, kỷ cương trong đơn vị.

          - Quy chế này có hiệu lực đến hội nghị cán bộ viên chức năm học 2016-2017.

          - Quy chế này được thông qua, thảo luận tại Hội nghị cán bộ viên chức đầu năm học 2015-2016, được toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên kí thực hiện.

          - Trong quá trình thực hiện có nội dung nào cần điều chỉnh, bổ sung thì phản ánh cho Hiệu trưởng xem xét, bổ sung, chỉnh sửa theo quy định.

 

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT Văn Bàn;

- Cán bộ vc trong đơn vị;

- Lưu: VT, THCS.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Hoàng Thị Hiên

 

 

 

 

    PHÒNG GD&ĐT VĂN BÀN

TRƯỜNG THCS KHÁNH YÊN HẠ


DANH SÁCH

Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ký cam kết thực hiện quy chế dân chủ của trường THCS Khánh Yên Hạ năm học 2016 - 2017


 


TT

Họ và tên

Chức vụ

Ký cam kết

Ghi chú

1

Hoàng Thị Hiên

Hiệu trưởng

 

 

2

Nguyễn Thị Song Toàn

P.Hiệu trưởng

 

 

3

Nguyễn Thị Hoàn

TTCM

 

 

4

Lường Thị Nhâm

TTCM

 

 

5

Nguyễn Hồng Phúc

CTCĐ

 

 

6

Hà Thị Tuyết

TPT Đội

 

 

7

Trần Văn Quân

BT chi đoàn

 

 

8

Nguyễn Quốc Thịnh

Giáo viên

 

 

9

Trần Thị Minh Hiền

Giáo viên

 

 

10

Vũ Thị Phương Lan

Giáo viên

 

 

11

Dương Thị Ngọc Ánh

Giáo viên

 

 

12

Đào Thị Xuân Hương

Giáo viên

 

 

13

Phạm Thị Phương Liên

Giáo viên

 

 

14

Nguyễn Thị Giang Thanh

Giáo viên

 

 

15

Giang Thị Quyên

Giáo viên

 

 

16

Bùi Ngọc Minh

Giáo viên

 

 

17

Bùi Thị Phượng

Giáo viên

 

 

18

Bùi Thị Phương Mai

Giáo viên

 

 

19

Vấn Thị Hương Thuỷ

Giáo viên

 

 

20

Nguyễn Thị Nhàn

Giáo viên

 

 

21

Dương Đức Bình

Nhân viên

 

 

22

Đoàn Hoài Thu

Nhân viên

 

 

                                                                                                              

 

 

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !